Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Quê tôi mùa nước lũ
Mấy ngày trước mẹ gọi điện báo tin lũ đã về. Trong câu chuyện qua lại ngắn ngủi giữa hai mẹ con, mẹ nhắn tôi nếu rảnh thì về gặt mấy đám lúa giúp mẹ kẻo mai mốt nước dâng cao sợ mình mẹ gặt không xuể. Nghe mẹ than vậy vậy, lòng tôi ngổn ngang bao suy tư xen lẫn lo lắng, bởi tôi không thể nghỉ để về lo giúp mẹ gặt lúa.

 











Ảnh: Huỳnh Kim.

Nỗi lo càng chất chồng khi cả gia đình tôi với năm miệng ăn chỉ trông vào mấy công ruộng, một năm hai vụ lúa cùng vài vụ rau màu xen canh.


Lũ dâng, mẹ cha không gặt kịp lúa, cả nhà sẽ lấy gì để ăn đây. Trong nỗi lo ấy tôi chỉ biết gọi điện cho mẹ, nói mẹ mướn người gặt giúp, bởi không thể để những vạt lúa chín vàng mùa thu hoạch bị ngập chìm trong nước lũ như vậy được. Biết bao tiền bạc đầu tư, công sức của cả gia đình mới làm ra được, không thể để mất trắng.


Và rồi, mới hôm qua, mẹ lại gọi điện lên thông báo nước lũ đã dâng ngập hết cánh đồng, thậm chí cả đường ấp người dân cũng đi lại bằng ghe hết.


Tôi sốt sắng hỏi về đám lúa, mẹ bảo, lúa gặt xong bữa hôm qua rồi con ạ, mẹ phải mướn 5 nhân công gặt lúa giúp, rồi có cả gần chục anh bộ đội đóng trong huyện mình xuống gặt giúp dân, vì thế đám ruộng mới được gặt nhanh và xong trước khi lũ dâng quá cao như hiện tại con ạ.


Nghe mẹ thông báo vậy tôi quá mừng, trong lòng như trút bỏ được bao nỗi lo âu vì sợ hãi mấy công lúa chín đã không còn nữa. Như vậy gia đình tôi không phải lo thiếu gạo ăn từ giờ tới cuối năm.


Tôi sinh ra và lớn lên trong một làng quê ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hai mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa, cũng là mùa nước lũ dâng cao.


Tuổi thơ tôi đã trải qua biết bao nhiêu mùa lũ đến rồi lại đi qua như vậy nên tôi quá hiểu tâm trạng, nỗi lo chung của hết thảy người dân đồng bằng châu thổ khi mùa nước lũ về.


Đó là nỗi lo lúc nước dâng cao mà chưa thu hoạch được nông sản, vật nuôi; hay lúc nước đã dâng cao đầy đồng rồi mà cây trồng vật nuôi chưa đến độ thu hoạch.


Nỗi lo càng nhân lên khi đồng nghĩa với mùa màng thất bát là thiếu đói sẽ đợi chờ ở phía trước, khi đó mẹ già, con thơ là những người phải gánh chịu nhiều hơn cả, đó là những bữa ăn đói lòng, manh áo không được lành lặn tươm tất.


Người dân quê tôi chuẩn bị xuống giống, gieo trồng cây gì đều cũng tính toán để thu hoạch trước khi con lũ kéo về, thế nhưng người tính không bằng trời tính, lũ về thất thường, năm sớm, năm muộn, vì vậy mà cảnh ngập lụt, mùa màng thất bát khó lòng tránh khỏi.


Tôi đã chứng kiến biết bao mùa lũ dâng cao khi lúa, khoai, bắp... ở ngoài đồng còn chưa thu hoạch, vì vậy sáng sớm hôm sau khi biết lũ đã về trắng đồng, cả nhà tôi, cả ấp, xã, thậm chí cả huyện đều đổ ra đồng để thu hái theo kiểu lặn ngụp, rồi mò dưới làn nước ngập sâu với mong muốn thu lượm được chút nào hay chút đó chứ không chịu mất trắng.


Những lúc đi mò lúa, bắp, khoai... như vậy cha mẹ tôi thường lặn ngụp dưới nước, còn mấy anh chị em chúng tôi do còn nhỏ, chiều cao khiêm tốn không thể xuống nước nên được ưu tiên ngồi trên ghe để sắp xếp lượm lại những thành quả mà cha mẹ mò được từ dưới nước bỏ lên.


Khi thuyền đã đầy lúa, khoai, bắp...  mẹ lại đảm nhiệm khâu chuyên chở về ấp. Công việc thu hoạch nông sản dưới làn nước lũ dâng cao quả rất mệt mỏi, lâu công, có khi phải vật lộn với nước cả mấy ngày trời mời “mò” xong một thửa ruộng lúa, hay vạt bắp, khoai, trong khi nếu thu hoạch lúc nước lũ chưa về chỉ trong nội ngày là xong xuôi hết.


Hầu như chẳng khi nào gia đình tôi đi gặt lúa, thu hoạch bắp, khoai chạy lũ mà được ăn cơm ở nhà. Mẹ phải nấu đồ ăn sẵn rồi mang đi để lúc nghỉ ngơi cả nhà lên ghe tranh thủ ngồi ăn.


Lũ trẻ con trong ấp, trong thôn chúng tôi do còn vô tâm, chưa biết lo nghĩ gì nên đứa nào đứa nấy lại tỏ ra thích thú khi nước dâng cao được cha mẹ cho đi bằng ghe lênh đênh. Rồi nữa, nhiều năm tôi còn mong đợi mùa lũ về để được thỏa thích cùng bọn trẻ trong xóm tung tăng bơi lội, được đi thả lờ bắt cá, câu cua...                                                 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung thu ngày cũ (19-09-2018)
    Mùa săn chuột đồng (18-09-2018)
    Thế giới mạng và lòng nhân ái (16-09-2018)
    Thân thương chiếc gáo dừa nhà ngoại (16-09-2018)
    ‘Kẻ giết rùa’ – một cách gọi tên cái ác trong mỗi người chúng ta (14-09-2018)
    Những bài học giáo dục từ ‘Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ’ (14-09-2018)
    Mùa Trung thu cũ (11-09-2018)
    Quyền xuống biển (11-09-2018)
    Dư luận "làng Phây" đôi khi cũng… quá đáng! (07-09-2018)
    Lòng tham vô hạn trong một cõi sống hữu hạn (07-09-2018)
    Hiệu ứng Diderot: Vì sao bạn dễ đốt tiền vào những thứ không cần thiết (05-09-2018)
    Chủ nghĩa tối giản trong lối sống của người Nhật Bản hiện đại (04-09-2018)
    Biển để làm gì? (03-09-2018)
    'Chạy' là bước đi thụt lùi của xã hội (02-09-2018)
    Cách dạy con của người Đức và sự hình thành ‘tính cách Đức’ huyền thoại (31-08-2018)
    Con người đang ngày càng trở nên man rợ? (28-08-2018)
    Khủng hoảng văn hóa đang diễn ra ở Thủ đô Hà Nội (26-08-2018)
    Quả báo của kẻ thứ ba: Tôi mất đứa con và sống cả đời trong dằn vặt (23-08-2018)
    Nhân mùa Vu Lan, một người con trai khuyên mẹ "hãy ích kỉ một chút đi!" (22-08-2018)
    Những điều vợ làm dễ đẩy chồng ra xa (18-08-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153109656.